Một số khái niệm cơ bản về TDS trong hồ thuỷ sinh, tép cảnh

Một số khái niệm cơ bản về TDS trong hồ thuỷ sinh, tép cảnh

1. TDS là gì?

Tds viết tắt của Total Dissolved Solids – tổng chất rắn hòa tan trong nước, những chất rắn này bao gồm đa số là các chất vô cơ, các cation (ion dương) và khoáng chất như Ca+, Mg+, Na+, Co3+, Hco3+, So4+, Cl+, No3+, Po4+, K+… và được tính bằng ppm (mg/l)
Tds được dựa vào để đánh giá chất lượng tinh khiết của nước. Tds càng cao thì càng nhiều tạp chất. Tuy nhiên bút tds không đo được những chất quan trọng như:
– Chất hữu cơ
– Kim loại nặng
– Chlorine
– Hóa chất độc

2. Vậy có nên dựa vào TDS để lấy thông số nuôi tép, trồng cây không?

Câu trả lời là CÓ, và KHÔNG

Nếu các bạn dùng nước RO, TDS gần như bằng 0, tức là đã không còn tạp chất, sau đó các bạn tự tay châm vào những chất mình biết rõ, ví dụ như 50 ppm Canxi, 10 ppm Mg, 40 ppm So4, 20 ppm Cl, 20 ppm Na, 5 ppm No3… chẳng hạn, thì TDS cỡ bạn cỡ 150 ppm, thì đúng là mình có thể dựa hoàn toàn vào thông số này để nuôi tép, trồng cây (bucep chẳng hạn). Tuy nhiên nhiều bạn không có bộ lọc RO nên cách đơn giản nhất là dựa vào tds nước máy có sẵn thông số ppm, gH, Ca, Mg, sau đó mua hũ khoáng gH+ của Đức châm theo hướng dẫn là OK nhất.
Nếu nguồn nước của bạn có TDS cao sẵn, ví dụ 200 ppm, thì mình không biết được 200 ppm đó là tạp chất gì, có thể là nhiều Na, No3, chứ không hề có khoáng Canxi hay Mg , nên dựa vào 200 ppm đó để nuôi tép hoặc trồng bucep thì KHÔNG thể.
Một số nguồn nước máy có TDS cao như Hà Nội, dù TDS cao nhưng đa số ppm đó là Canxi, Mg, và Hco3, chứ không phải tạp chất thì vẫn có thể dựa vào nó 1 cách tương đối được.
Từ đó suy ra, nếu tds do chính bạn cho vào, hoặc những chất mình biết và đo được trong nước thì dùng thông số TDS để quản lý nước trồng cây, nuôi cá tép là điều tuyệt vời, nhưng nếu TDS tạp chất có sẵn trong 1 số nguồn nước như nước giếng, thì không thể dựa vào nó làm chuẩn.

3. Nuôi tép có nên dùng chai nước khoáng Lavie, Vĩnh Hảo để châm thêm khoáng cho hồ?

Câu trả lời vẫn là Có và Không
Nếu các bạn có bút đo tds, hoặc đơn giản là đọc thông số nước của chai nước khoáng lavie, thì sẽ thấy rằng tds của nó cỡ 300-375 ppm. Tuy nhiên trên chai cũng ghi rõ là trong số 300 ppm đó chỉ có 17 ppm Ca, 3-4 ppm Mg (giống hệt nước máy ở HCM), và những ppm còn lại đa số là từ Sodium (Na), và 1 ít từ khoáng vi lượng khác. Vậy nếu dùng 100% nước Lavie hay châm nhiều nó để tăng khoáng cho hồ tép là KHÔNG NÊN, vì tép cần chủ yếu là Canxi và Mg, không quá cần Na như của nước khoáng, tds các bạn đưa lên cao bằng nước khoáng hầu như vô ích với tép. Tép có thể thích 1 số khoáng vi lượng của nước khoáng, nên châm 1 ít cũng được rồi.

4. Hồ em dùng nước giếng, TDS 300, và nghe nói bucep thích TDS 200-300 ppm, vậy em dùng nước này trồng bucep được không?

Thường nếu nước giếng tds 300 thì trong đó ít nhất phải có 50 ppm No3 (cao quá so với nhiều loại cây), ngoài ra nó còn nhiều kim loại nặng, hữu cơ độc. Nếu 300 ppm đó chủ yếu là Ca và Mg thì tuyệt vời, nhưng điều này hầu như không xảy ra. Trồng bucep với nguồn nước này là rất khó.

5. Em muốn tăng TDS trong hồ, em nên châm gì vào?

Em phải biết mình tăng TDS từ nguồn nào, ví dụ em muốn nuôi tép cần gH TDS cao thì em cần mua khoáng gH+ châm vào, chứ không phải châm bậy bạ như châm 50 ppm NO3 hay 10 ppm PO4 vào chẳng hạn. Còn nếu gH hồ em đã đủ, và vẫn muốn tăng TDS thì có thể châm baking soda (tăng ít Na, kH và pH).

6. Em muốn hạ TDS, nên làm cách nào?

Cách tốt nhất là thay nước bằng nguồn nước có tds thấp như nước máy, nước RO, nước tinh khiết… Nhưng vấn đề là em phải tìm được nguồn gốc hồ có tds tăng cao là gì, ví dụ như san hô, sỏi 3 màu, đá tai mèo, và 1 số nền trộn… có thể tan tds rất cao. Em phải loại bỏ những thứ làm tăng tds trước khi thay nước nếu không nó sẽ cứ tăng loại hoài.

7. Bút đo TDS nào tốt và rẻ?

Bút tds tương đối dễ mua và rẻ tiền, hầu như bút tds nào cũng có độ chính xác tương đối, bạn có thể chọn mua các sản phẩm bút đo TDS của Nấm tại đây >>
(cre: Phạm Thành Văn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *